Tổng quan Ngựa_cưỡi

Trang bị

Trang bị yên cương của một con ngựaCưỡi ngựa thể thao

Ngựa cưỡi thường được chăm sóc bề ngoài nhiều hơn, hớt bờm hớt gáy cho đẹp. Giàm của ngựa cưỡi cũng thắt đẹp, bằng dây tra loại nhỏ, tốt, hoặc dây gai, trước mũi dùng dây mây vót mỏng thắt những con ốc khá cầu kỳ, hai bên miệng ngựa có hai miếng róc rách tiện hình trái tim. Ngựa cỡi dùng kiều da. Thắng đái (dây choàng xuống bụng), hậu thu (dây vòng qua cậy đuôi, hai dây này giữ vững kiều trên lưng ngựa) có khuyết gài giống như dây nịt. Chân đứng hay bàn đạp (nơi đặt bàn chân) bằng kim khí. Thêm một vòng lục lạc nơi cổ. Điều khiển ngựa bằng cương và roi như câu “Ngựa roi, voi búa”. (Người nài dùng búa điều khiển voi).

Cương là sợi dây nối liền với giàm, khi khớp đưa cương luồn qua miệng ngựa, thành một dây vòng có độ dài từ giàm đến tay người ngồi trên yên. Roi thường dùng roi vấn, đánh bằng nhợ gai, dài độ năm tấc, mút roi nhỏ hơn, đoạn trên lớn hơn dính liền vào cán roi ngắn bằng gỗ tiện, có một khuyết để tròng vào cổ tay và móc treo khi không dùng đến. Cán roi bằng ngà càng sang trọng hơn. Khi lên yên rồi, giật cương là ra lệnh cho ngựa chạy, thả cương là để ngựa đi từ từ thong thả, gò cương là bảo ngựa đứng lại. Có con ngựa nhẹ cương, giật sơ đã chạy, có con ngựa nặng cương phải giật mạnh và giục liên hồi. Cái roi thường để biểu hiện quyền uy nhiều hơn, người ta ít đánh ngựa, có đánh cũng đánh nhẹ, hoặc chỉ vụt vụt ngoài không khí với những con ngựa nhẹ roi, thỉnh thoảng mới đánh khi gặp con ngựa nặng roi.

Một trong những bộ phận quan trọng để cưỡi ngựa là chiếc yên, giúp cố định và giữ thăng bằng cho người ngồi trên lưng ngựa, để có chiếc yên ngựa đúng chuẩn là niềm mơ ước. Muốn cưỡi ngựa chỉ có cách lót bao bố lên lưng ngựa rồi chằng dây dọc ngang và kéo cương mà phi. Thời điểm đó hỏi mua yên không ai bán, nhờ đóng yên không ai biết làm. Tại Đà Lạt bỗng dưng xuất hiện những chiếc yên ngựa tựa yên của Pháp, nhưng lại được bọc bằng simili nhiều màu đẹp mắt đã thu hút giới nài ngựa ở các khu du lịch hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Chúa Tàu[4]

Yên ngựa rất đa dạng, riêng yên gù có kiểu Pháp, kiểu Mỹ, kiểu Trung Quốc rồi yên gù có yếm hay không có yếm, yên ngựa làm dịch vụ du lịch phải khác yên của ngựa đua.Khó nhất là việc đẽo bộ cốt từ những thớt gỗ dầu, lưỡi bào phải tự chế. Việc lót mút và bọc da cũng đòi hỏi sự khéo tay, yên có thêm lớp yếm phải mất thêm thời gian. Với yên bành phải lót sao cho cân đối với lưng ngựa, chân đai phải dài vì yên bành thường dùng để cưỡi ngựa đi dạo, ngồi phải thoải mái. Còn ngựa đua phải dùng yên gù, đai ngắn để đầu gối kỵ sĩ có thể cặp sát mình ngựa mà thúc, tùy theo mục đích sử dụng phải đóng loại yên phù hợp và an toàn cho cả ngựa và người cưỡi[5].

Giống ngựa

Bài chi tiết: Giống ngựa
Trong trang phục truyền thống của Mexico trên ngựa trong cuộc diễu hành Fiestas Patrias năm 2008 ở South Park, Seattle, Washington.Một cô gái đang cưỡi ngựa

Ngựa phục vụ cho việc cưỡi được lai tạo ra từ nhiều giống. Những giống ngựa cưỡi thường có kích thước lớn hơn, bắt đầu vào khoảng 15,2 hands (62 inches-157 cm) thông thường cao khoảng 17 hands (68 inch, 173 cm), trọng lượng 500–600 kg (1.100 đến 1.300 lb) hoặc khoảng bình thường cao ít nhất 16 hands (64 inch-163 cm) và có thể cao đến 18 hands (72 inch-183 cm) nó có thể nặng từ khoảng 700 đến 1.000 kg (1.500 đến 2.200 pounds). Trung bình chúng cao từ 142 cm đến 157 cm, nặng từ 350 kg đến 600 kg. Chân chúng phải chắc khỏe.

Ngựa cưỡi cũng được phân loại “ngựa máu nóng” (hot-bloods), “ngựa máu lạnh” (cold-bloods), “ngựa máu ấm” (warm-bloods), không phải dựa trên thân nhiệt, mà dựa trên tính khí và năng lượng của ngựa. Những con “Ngựa máu nóng” là các dòng ngựa phương đông như ngựa Á Rập (Arabian horse), ngựa Akhal-Teke (ở Turkmenistan), ngựa Bắc Phi/Barb (ở Bắc Phi), ngựa Thuần Chủng/Thoroughbred (tuyển từ ngựa Phương Đông) của Anh. Ngựa máu nóng dễ dạy, can trường, tính khí tốt, khôn, chạy nhanh và linh động. Thân thể cân xứng, mỏng da, và chân dài. Ngựa này huấn luyện để chạy đua và dùng trong kỵ binh.

Nhiều con ngựa cưỡi thuộc giòng Ngựa nhẹ hay khinh mã (Light horses) vì chúng có dáng đẹp, chạy nhanh: Là những giống ngựa có xương nhỏ, chân mỏng và trọng lượng quy ước ít hơn 1300 pounds. Giống “Light horses” thường có khoảng chiều cao từ 14 đến 16 hands tương đương (56-64 inch-142-163 cm) nặng khoảng 380–550 kg (840 đến 1.200 lb). Những giống ngựa nhẹ điển hình chẳng hạn như giống ngựa Thuần Chủng (Thoroughbreds), ngựa Quarter (ngựa một phần tư dặm), ngựa Morgan, ngựa Ảrập, ngựa yên (Saddlebred) và ngựa Tennessee Walker.

Ngựa nặng hay trọng mã (Heavy horses) cũng được sử dụng làm ngựa cưỡi bởi chúng có sức khỏe, có thể trụ được sức nặng của người cưỡi, nhất là khi người cưỡng trang bị nhiều vật dụng nặng nề. Những dòng ngựa này có thể nặng quy ước trên 2000 pounds, rất mạnh, xương lớn, chân to chắc, mạnh mẽ. Các giống ngựa điển hình như ngựa Percheron, ngựa Clydesdale, ngựa Shire, ngựa Bỉngựa Suffolk. Giống ngựa này là vật được các chàng hiệp sĩ với áo giáp nặng nề thời Trung Cổ thường dùng để cưỡi khi lâm chiến. Nay chúng dùng cho mục đích ngựa kéo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa_cưỡi http://artandbronzewest.com/Evolutionofsaddle.htm http://www.cowboyshowcase.com/glossary%20saddlesan... http://www.xphomestation.com/saddle.html http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/cuoi... http://dantri.com.vn/xa-hoi/ghe-tham-truong-day-cu... http://www.lienhiephoiphuyen.com.vn/index/?menu=co... http://petrotimes.vn/cuoi-ngua-the-thao-o-sai-gon-... http://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-dong-yen-ngua-du... http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20120421/... http://vtv.vn/du-lich/thu-vi-cau-chuyen-ngua-lam-d...